Truyền thông là gì? Sức mạnh truyền thông
Facebook
Twitter
LinkedIn

Truyền thông là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà khá nhiều bạn quan tâm. Vậy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về truyền thông và sức mạnh của truyền thông hiện nay.

Khái niệm về truyền thông

Truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và thay đổi nhận thức. Hay truyền thông còn được hiểu là sản phẩm do con người tạo ra, là động lực kích thích sự phát triển của xã hội.

Các yếu tố cơ bản của truyền thông

- Nguồn: đây là yếu tố mang thông tin khởi xướng và tiềm năng khi bắt đầu quá trình truyền thông.

- Nội dung: chính là thông điệp mà truyền thông muốn truyền tải tới mọi người, tới công chúng.

- Kênh truyền thông: bạn có thể sử dụng các phương tiện hay cách thức khác nhau tùy vào thời điểm và nhu cầu sử dụng.

- Người nhận: đây là những cá nhân hay tổ chức sẽ tiếp nhận thông điệp.

- Phản hồi: đây là ý kiến, thông tin ngược từ người nhận chuyển về.

- Nhiễu: Một số thồn tin có thể bị sai lệch trong quá trình lan truyền thông điệp.

Sức mạnh của truyền thông

Ngày nay, truyền thông có rất nhiều lợi ích hỗ trợ con người phát triển. Truyền thông có sức mạnh vô cùng lớn, nó lan tỏa trong cộng đồng một cách nhanh chóng. Từ khái niệm truyền thông bạn cũng thấy rằng, nhờ vào truyền thông mà con người được gắn kết với nhau, tất cả mọi người trên thế giới thông qua facebook, tivi, báo chí,… có thể gắn kết với nhau và tạo ra một vòng kết nối bền chặt, sâu rộng.

Ảnh hưởng của truyền thông đối với nhà nước

Nhờ truyền thông nhà nước có thể đưa ra các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp tiếp cận đến người dân một cách nhanh nhất. Dựa vào truyền thông nhà nước có thể tuyên truyền, đưa ra các thăm dò ý kiến của dư luận để cải thiện bộ máy và chính sách mở rộng phát triển đất nước. Nhờ vào truyền thông mà nhà nước nhận được sự đồng thuận cao của dân chúng.

Ảnh hưởng của truyền thông đối với con người

Truyền thông có sức mạnh to lớn trong việc cung cấp thông tin đời sống, pháp luật, mang toàn bộ tri thức trên thế giới cho mọi người. Phương tiện truyền thông giúp tất cả mọi người có thể giải trí, học tập cách sống tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới. Truyền thông là tiếng nói, là phương tiện bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.

Ảnh hưởng của truyền thông đối với doanh nghiệp

Ngoài phục vụ nhu cầu đời sống của con người, truyền thông còn hỗ trợ cho doanh nghiệp quảng bá thương  hiệu thu hút người tiêu dùng biết và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Truyền thông là công cụ hiệu quả để các nhà lãnh đạo tận dụng để phát triển doanh nghiệp, đồng thời, góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia.

Qua khái niệm  truyền thông bạn cũng nắm được khả năng đưa thông tin vào công đồng xã hội của truyền thông là rất lớn. Vì vậy, bản thân là một người sử dụng thông tin bạn cần chắt lọc thông tin và tận dụng nguồn thông tin để nâng cao kiến thức cho bản thân. Truyền thông cũng có hai mặt, vì vậy, cần phát huy mặt tốt của nó để phát triển xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Bước 1: Xác định mục tiêu dự án cụ thể

Trước khi bắt đầu làm dự án nào, bạn cần phải đặt cho mình mục tiêu cụ thể để sau một thời gian có thể đo xem mục tiêu mà mình đặt ra ban đầu có thực hiện được hay không. Có được mục tiêu dự án thì mới có thể đặt ra được mục tiêu để truyền thông. Đây là bước đầu tiên cơ bản nhưng quan trọng để có thể đạt được hiệu quả truyền thông cho các dự án và hoạt động của bạn.

Bước 2: Mục tiêu truyền thông

Mục tiêu truyền thông của dự án hay hoạt động xã hội có đặc điểm là phải cụ thể để đo lường được. Và mục tiêu đó phải được đặt trong một khoảng thời gian hữu hạn.

Bước 3: Công chúng mục tiêu

Xác định công chúng mục tiêu cho hoạt động truyền thông là bước quan trọng. Nếu công chúng mục tiêu quá rộng cần phải chia họ ra thành nhiều nhóm khác nhau để lập kế hoạch truyền thông cho từng nhóm riêng.

Nếu để chung công chúng mục tiêu thì rất khó thực hiện kế hoạch truyền thông bởi mối quan tâm của từng nhóm công chúng là khác nhau. Sau khi chia ra các nhóm công chúng mục tiêu, nhóm nào dễ tác động chúng ta sẽ thực hiện truyền thông trước.

Bước 4: Thông điệp truyền thông

“Hãy bỏ ra 80% thời gian, công sức, trí lực của bạn vào việc thiết kế ra các thông điệp truyền thông”. Thông điệp truyền thông là cái mà bạn muốn nói và phải nói khi thực hiện kế hoạch truyền thông.

Mỗi thông điệp làm ra phải “thúc đẩy hành động” bằng cách giúp công chúng trả lời câu hỏi : Tại sao tôi phải mua/tin/quan tâm…. Câu thông điệp cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ (thông điệp không phải là slogan).

Khi xác định thông điệp truyền thông, bạn cần xuất phát từ việc người ta quan tâm cái gì, người ta cần gì để nói cái đó và đưa đến cái đó nhằm thỏa mãn sự quan tâm của công chúng mục tiêu. Khi sự quan tâm của công chúng mục tiêu nằm ngoài khả năng đáp ứng của mình thì không nên tiếp cận bởi lúc đó chúng ta đã chọn sai công chúng mục tiêu.

Bước 5: Chiến lược

Đây là các phương pháp, cách thức tiếp cận khách hàng mục tiêu. Nhờ vào đó, giúp cho khách hàng nhận biết thương hiệu, nhận biệt về dịch vụ và sản phẩm, đồng thời cung cấp thông tin để khách hàng tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, khách hàng dùng thử sản phẩm, quyết định mua sắm và trung thành với thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Bước 6: Chiến thuật

Đây là cách kéo dài, nói đi nói lại nhiều lần. Bạn phải tạo được ấn tượng ban đầu tốt thì sau đó mới thu hút được sự quan tâm chú ý của công chúng về sau.

Bước 7: Chọn kênh và thiết kế vật phẩm

Cần chọn kênh truyền thông nào mà bạn có công chúng mục tiêu ở đó và tùy thuộc vào việc công chúng mục tiêu của bạn ở đâu. Có rất nhiều kênh truyền thông, mỗi kênh chỉ cần chọn ra 1 cái đại diện. Đối với việc thiết kế vật phẩm tùy thuộc vào kênh mà bạn lựa chọn. Ví dụ: báo chí có các bài báo, những kênh ảnh có những bức ảnh, mạng xã hội có thể đưa những clip, radio…

Bước 8: Lập kế hoạch truyền thông và ngân sách

Cần mô tả rõ vật phẩm nào sẽ được ra vào thời điểm nào và hết bao nhiêu tiền. Bạn nên áp dụng cách gây tranh cãi và đá qua đá lại để tạo “nghị luận truyền thông”. Dự phòng và xử lí khủng hoảng, khi dự phòng cần có kinh nghiệm và trải nghiệm; xử lí khủng hoảng cần có kĩ năng.

Bước 9: Đo lường và báo cáo

Bước cuối cùng của kế hoạch truyền thông nhằm đo mục tiêu mà chúng ta đã đặt ra, rút kinh nghiệm cho những lần sau. Với một không gian mở, các bạn đến với buổi hội thảo không chỉ nhận được những chia sẻ kinh nghiệm của khách mời mà còn có cơ hội đặt ra những câu hỏi và được giải đáp thắc mắc ngay tại hội trường. Những chia sẻ của diễn giản là những kinh nghiệm hữu ích cho các bạn đã, đang và sẽ tham gia các hoạt động xã hội.

Phương tiện truyền thông phổ biến hiện tại

Có rất nhiều phương thức truyền thông để những marketer tiếp cận khách hàng như: truyền hình, radio, báo trí, trang web, bán hàng online…..

Internet đứng đầu ở phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội như: youtube, facebook, Twitter…

Sóng truyền hình cũng là phương tiện truyền thông tuyệt vời, báo chí cũng là phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều phương tiện truyền thông nữa như là: sách, báo, băng đĩa, quảng cáo…

Mong rằng sau bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về truyền thông. Đồng thời, khi biết được sức mạnh của truyền thông bạn có thể vận dụng một cách hiệu quả. Meta Corp luôn đồng hành cùng bạn đi lên và tiếp cận thời đại công nghệ tiên tiến.

Bài Viết Liên Quan